Chia cắt Ấn Độ





Sự chia cắt Ấn Độ là quá trình chia tách Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh[1] dẫn đến sự hình thành của các quốc gia có chủ quyềnPakistan tự trị (sau này phân chia thành Cộng hòa Hồi giáo PakistanCộng hòa Nhân dân Bangladesh) và Liên hiệp Ấn Độ (sau này là Cộng hòa Ấn Độ) vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. "Sự chia cắt" ở đây không chỉ nói về sự phân tách tỉnh Bengal của Ấn Độ thuộc Anh thành Đông PakistanTây Bengal (Ấn Độ), và các cuộc chia cắt tương tự khác của tỉnh Punjab thành Punjab (Tây Pakistan) và Punjab, Ấn Độ, mà còn nói đến sự phân chia trong các vấn đề khác, như Quân đội Ấn Độ thuộc Anh, dịch vụ công và các cơ quan hành chính, đường sắt, và ngân quỹ trung ương.Trong những cuộc bạo loạn xảy ra trước việc phân chia khu vực Punjab, khoảng 200.000 đến 500.000 người đã bị chết trong những cuộc tàn sát mang tính chất báo thù.[2][3] UNHCR ước tính có 14 triệu người Hindu, Sikh, và Hồi giáo phải di chuyển khỏi nơi sinh sống; khiến nó trở thành cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử loài người.[4][5][6]Quá trình tách Bangladesh ra khỏi Pakistan vào năm 1971 không được tính trong thuật ngữ Sự chia cắt Ấn Độ, tương tự như vậy đối với sự phân tách trước đó của Miến Điện (nay là Myanma) khỏi sự quản lý của Ấn Độ thuộc Anh, và ngay cả sự phân tách xảy ra còn sớm hơn của Tích Lan (Sri Lanka ngày nay). Tích Lan từng là một phần của Bang Madras của Ấn Độ thuộc Anh từ năm 1795 đến năm 1798 cho đến khi nó trở thành một nước Thuộc địa Hoàng gia của Đế quốc. Miến Điện, bị người Anh sáp nhập dần dần trong thời gian từ 1826 đến 1868 và trở thành một bộ phận của Ấn Độ thuộc Anh cho đến năm 1937, sau đó được quản lý trực tiếp bởi người Anh.[7] Miến Điện được trao trả độc lập vào ngày 4 tháng 1 năm 1948 còn Tích Lan là vào ngày 4 tháng 2 năm 1948. (Xem Lịch sử Sri LankaLịch sử Miến Điện.)Bhutan, NepalMaldives, những quốc gia còn lại của khu vực Nam Á ngày nay, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự chia chắt này. Hai nước Nepal và Bhutan đã ký hiệp ước với người Anh để trở thành quốc gia độc lập, và chưa bao giờ là một phần của Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh, do đó biên giới của họ không bị ảnh hưởng của cuộc chia cắt.[8] Quần đảo Maldives, trở thành đất bảo hộ của Hoàng gia Anh vào năm 1887 và sau đó giành được độc lập vào năm 1965, cũng không bị ảnh hưởng bởi cuộc chia cắt.